Đặc điểm này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và tìm ra được chứng cứ xác thực.
Theo các nhà khoa học, có sự liên quan giữa tỉ lệ độ dài ngón tay trỏ, ngón áp út và khả năng kiếm tiền có cừ khôi hay không. Tỉ lệ này phản ứng mức độ testosterone mà người này được tiếp xúc từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Tuy nhiên ở phụ nữ, các nhà nghiên cứu lại phát hiện rằng tỉ lệ giữa hai ngón tay này càng thấp (tức lượng testosterone ít hơn được tiếp xúc) thì khả năng kiếm tiền sẽ cao hơn.
Trong khi tỉ lệ giữa ngón trỏ (ký hiệu là 2D) và ngón áp út (4D) đã được nghiên cứu trước đây thì một nghiên cứu của một trường học tại Nga đã tìm thấy sự liên quan giữa tỉ lệ này và thu nhập cá nhân. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Kinh tế và Nhân sinh học.
Làm thế nào để đo tỉ lệ giữa 2 ngón tay này?
– Duỗi thẳng bàn tay và nhìn vào lòng bàn tay
– Chọn nếp gấp gần lòng bàn tay nhất và nhìn theo đường thẳng từ nếp gấp đó đến đầu chóp ngón tay.
– Dùng bút đánh dấu độ dài rồi lấy thước đo chính xác.
– Áp dụng tương tự với ngón tay còn lại.
– Nếu ngón trỏ dài hơn ngón áp út: bạn có tỉ lệ 2D:4D > 1, nếu ngón trỏ ngắn hơn ngón áp út: bạn có tỉ lệ 2D:4D < 1.
Nếu ngón trỏ dài hơn ngón áp út: bạn có tỉ lệ 2D:4D cao, nếu ngón trỏ ngắn hơn ngón áp út: bạn có tỉ lệ 2D:4D thấp. (Ảnh: Internet)
Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, phân tích dữ liệu của khoảng 2.000 người. Những người tham gia bao gồm cả nam và nữ, trong độ tuổi từ 25 đến 60, được đo tỉ lệ ngón tay bằng thiết bị chuyên dụng. Họ cũng được hỏi những câu hỏi liên quan đến thu nhập và lương.
Kết quả cho thấy mối tương quan nghịch giữa thu nhập và tỉ lệ 2D:4D ở phụ nữ. Nói cách khác, lương, thu nhập càng cao thì tỉ lệ này càng thấp. Đối với nam giới là ngược lại, ngoại trừ những người đàn ông có tỉ lệ này thấp (những người này có trình độ học vấn cao).
Đây chỉ là khía cạnh mới nhất về sự liên quan giữa độ dài ngón tay và khả năng kiếm tiền. Theo nghiên cứu được công bố vào năm ngoái, tỉ lệ độ dài ngón tay còn liên quan đến khả năng ghi nhớ ngôn ngữ, từ vựng, tư duy hay khả năng chơi thể thao. Đó là nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Carl Pintzka người Na Uy.